VIÊM PHỔI LÀ GÌ?

0
1098

Viêm phổi là viêm các phế nang trong phổi do một tổn thương như nhiễm trùng. Khi đường thở cũng bị viêm thì được gọi là viêm phế quản phổi. Viêm phổi có thể ở một vùng hoặc ở vài vùng (viêm phổi “kép” hoặc “đa thùy”). Nhiều thứ có thể gây viêm phổi – dù thường gặp nhất là nhiễm trùng.

Bài viết liên quan:

Nguyên nhân gây ra viêm phổi?
Nguyên nhân gây ra viêm phổi?

Nội Dung

Nguyên nhân gây ra viêm phổi?

Viêm phổi điển hình do một vi rút hoặc một vi khuẩn gây ra, khi bạn phơi nhiễm trong môi trường hoặc bị lây từ một người khác. Nhiễm trùng có thể lây lan từ người sang người do tiếp xúc trực tiếp (thường qua bàn tay) hoặc do hít phải các hạt li ti trong không khí do ho hoặc hắt hơi. Đôi khi một người bị nhiễm vi rút như cúm, sẽ phát sinh bội nhiễm do vi khuẩn như Staphylococcus aureus khi họ bị bệnh. Viêm phổi hiếm khi do một ký sinh trùng hoặc vi nấm. Viêm phổi do dị vật, thường là thức ăn hoặc thức ói vào trong phổi qua họng, kích thích đường thở và mô phổi, và làm tăng cơ hội nhiễm khuẩn.

Đối tượng nào thường bị viêm phổi?

Viêm phổi có thể xảy ra ở bất kỳ tuổi nào. Tuy nhiên, nó thường gặp hơn ở người lớn tuổi và trẻ nhỏ. Một số người có nguy cơ viêm phổi cao hơn vì họ đã có bệnh phổi sẵn, suy dinh dưỡng, khó nuốt, các bệnh mạn tính khác hoặc bệnh hệ thống miễn dịch. Người hút thuốc lá và người gần với khói thuốc có nguy cơ phát bệnh viêm phổi cao hơn. Người chưa được chích ngừa cúm hàng năm hoặc chưa được ngừa vi khuẩn Streptococcus pneumonia cũng có nguy cơ nhiễm trùng phổi cao hơn.

Dấu hiệu và triệu chứng viêm phổi là gì?

Dấu hiệu và triệu chứng viêm phổi là gì?
Dấu hiệu và triệu chứng viêm phổi là gì?

Người bị viêm phổi thường ho, sốt hoặc lạnh run, khó thở, mệt mỏi và ăn không ngon. Đôi khi người bệnh bị buồn nôn, tiêu chảy và/hoặc đau ngực. Có thể viêm phổi mà không hề ho hoặc sốt. Các triệu chứng xuất hiện nhanh hoặc có thể nặng dần theo thời gian. Đôi khi người bệnh vốn bị nhiễm vi rút đường hô hấp trên (cúm) sẽ bị một đợt sốt mới và trở nặng, báo hiệu sự khởi đầu một bội nhiễm khuẩn.

Viêm phổi được chẩn đoán như thế nào?

Bác sĩ sẽ xem xét các triệu chứng và thăm khám thực thể. Có thể có tiếng thở giảm hoặc bất thường trong viêm phổi. Các thử nghiệm máu có thể được tiến hành để xem số lượng bạch cầu và các thử nghiệm khác có thể bất thường do nhiễm trùng. Chụp X quang phổi thường được làm, có thể cho thấy một vùng hoặc các vùng viêm phổi. Đôi khi một X quang chi tiết hơn gọi là CT (X quang cắt lớp vi tính) được làm. Cấy và thử nghiệm đàm từ trong phổi để xem có vi khuẩn hoặc vi rút hay không. Người bị bệnh nặng đến mức nhập viện thường được thử nghiệm tìm các vi rút hoặc vi khuẩn thường gặp nhất. Nếu người bệnh không khỏe hơn, bị nhiễm trùng nghiêm trọng, hoặc có nguy cơ nhiễm khuẩn không thường gặp, có thể lấy mẫu đàm từ trong phổi bằng ống soi phế quản mềm.

Đôi khi khó mà biết được loại nhiễm trùng (TD. như vi khuẩn gì) gây ra viêm phổi, do các thử nghiệm không hoàn hảo và/hoặc do bạn đã được điều trị gì đó trước khi làm các thử nghiệm. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ giúp bạn quyết định kế hoạch điều trị dựa trên nguyên nhân nhiều nghi ngờ nhất, dựa trên thông tin về bạn, loại nhiễm trùng đã gặp trong cộng đồng của bạn, và loại nhiễm trùng bị nhiều nguy cơ mắc phải hơn nếu bạn có bệnh sẵn.

Điều trị viêm phổi được khuyến cáo là gì?

Điều trị viêm phổi tùy thuộc vào nguyên nhân có thể có và bệnh tình của bệnh nhân. Phương pháp thông thường là cho kháng sinh công hiệu chống loại vi khuẩn nhiều khả năng gây ra bệnh nhất. Nếu bạn mắc phải viêm phổi khi ở trong bệnh viện hoặc một cơ sở y tế khác (như nhà dưỡng lão), bạn có thể cần đến loại kháng sinh điều trị loại vi khuẩn có đề kháng cao hơn. Nếu dịch cúm đang xảy ra ở vùng bạn ở, bạn được cho một loại thuốc kháng vi rút thay vì kháng sinh hoặc thêm vào kháng sinh. Nếu hệ miễn dịch của bạn bị ức chế, bác sĩ cũng có thể điều trị kháng vi nấm. Trong một số trường hợp, bạn cũng có thể được cho thuốc corticosteroid.

Oxy được cho nếu bạn khó thở cùng với nồng độ oxy trong máu thấp. Nếu bạn ở trong bệnh viện và quan ngại về một loại bệnh lây nhiễm cao, như là cúm hoặc lao, bạn sẽ được nằm ở khu cách ly. Trung tâm Chống Bệnh (CDC) có các hướng dẫn dành cho loại cách ly đối với các nhiễm trùng khác nhau, có thể dễ dàng lây lan từ người qua người. Khi bạn ở trong khu cách lý, bạn sẽ bị hạn chế trong việc bạn có thể ra khỏi phòng hay không và người chăm sóc sẽ có biện pháp phòng bệnh bổ sung như đeo khẩu trang và đeo găng tay ngoài việc rửa tay sạch.

Viêm phổi nghiêm trọng đến mức nào?

Viêm phổi nghiêm trọng đến mức nào?
Viêm phổi nghiêm trọng đến mức nào?

Nếu bạn bị chẩn đoán viêm phổi, bạn nên nghiêm túc quan tâm đến sức khỏe hiện tại và hãy tự chăm sóc mình. Hầu hết bệnh nhân viêm phổi hồi phục với kháng sinh và nghỉ ngơi. Tuy nhiên, 1 trong 5 người lớn bị viêm phổi cần phải nhập viện, và người bị nhiễm trùng nặng có thể cần phải vào khoa săn sóc đặc biệt (ICU) và các biện pháp trợ sinh. Viêm phổi nặng có thể dẫn đến tử vong, nhất là ở người lớn tuổi, trẻ nhỏ hoặc người mắc thêm bệnh khác. Tỉ lệ tử vong chung do viêm phổi trong bệnh viện ở Hoa Kỳ là thấp hơn 5%. Ở các nơi khác trên thế giới, tỉ lệ viêm phổi và tử vong cao hơn nhiều.

Viêm phổi thường là một bệnh ngắn ngày nhưng đôi khi có thể kéo dài hơn, hoặc trở nặng trước khi hồi phục. Tuy nhiên, đa số các bệnh nhân sẽ phục hồi hoàn toàn. Thường không có một di chứng hoặc một tổn thương vĩnh viễn nào nếu bạn không mắc một bệnh phổi khác hoặc có vấn đề về miễn dịch. Tuy nhiên, luôn luôn có một số nguy cơ tổn thương phổi từ một nhiễm trùng nghiêm trọng. Bác sĩ có thể nói chuyện với bạn về khả năng hồi phục và về việc bạn có cần theo dõi X quang hoặc thử nghiệm chức năng phổi hay không.

Tôi có thể làm gì để hồi phục nhanh hơn?

  • Bạn cũng nên sử dụng tất cả các liều thuốc, nhất là kháng sinh, dù bạn cảm thấy dễ chịu hơn sau vài ngày bắt đầu điều trị.
  • Bỏ thuốc là nguy hiểm không chỉ vì bạn có thể không phục hồi tốt, mà bạn còn có thể khiến vi khuẩn dễ dàng trở nên kháng với kháng sinh nếu bạn không sử dụng liên tục.
  • Không nên để dành kháng sinh điều trị viêm phổi để sử dụng khi bạn mắc phải một nhiễm trùng khác.
  • Nếu bạn hút thuốc lá, hãy bỏ thuốc! Hãy tránh nơi có khói thuốc lá.
  • Nghỉ ngơi, nhưng không nên nằm trên giường suốt ngày. Nên đứng lên và đi lại.
  • Uống nhiều nước.

Hãy gọi bác sĩ nếu:

  • Ho nặng hoặc trở nặng.
  • Sốt không dứt.
  • Khó thở.
  • Gặp khó khăn khi sử dụng thuốc hoặc quan ngại về tác dụng phụ có thể có. Không được ngừng sử dụng thuốc mà không hỏi bác sĩ.
  • Không cảm thấy dễ chịu hơn hoặc vẫn còn sốt sau 3 ngày sử dụng kháng sinh.
  • Đến cấp cứu ngay nếu bạn khó thở, đau ngực dữ dội, đầu ngón tay hoặc môi tím tái, hoặc bắt đầu ho ra máu.

Làm gì để tránh mắc bệnh viêm phổi?

  • Ngưng hút thuốc lá. Tránh nơi có khói thuốc lá.
  • Chích ngừa cúm hàng năm và chích ngừa Streptococcus pneumonia lặp lại.
  • Rửa tay liên tục, nhất là khi gặp người bị cúm hoặc nhiễm trùng phổi.
  • Sống lành mạnh với một chế độ ăn uống khoa học và thể dục thể thao đều đặn.

PHÚC NGUYÊN ĐƯỜNG
Địa chỉ: Số 6B Trần Quốc Toản – Q. Hoàn Kiếm – TP. Hà Nội.
Điện thoại: 024.6275.5355 – 0966.588.858
Website: https://moixemngay.com/

Bài viết đang theo dõi:

Xem các bài khác trong chuyên mục: Sức khỏe

Nguồn : PHÚC NGUYÊN ĐƯỜNG