5 hiểu lầm phổ biến về phần mềm KPI

0
8745

Đại đa số các yêu cầu về tư vấn KPI đều xuất phát từ phòng nhân sự của các công ty. Tương tự, hầu hết các công ty phần mềm đều giới thiệu phần mềm KPI như một phần của phần mềm nhân sự. Thực tế, nhiều doanh nghiệp cũng như cán bộ nhân sự coi KPI là một mảng của quản trị nhân sự – quản lý hiệu quả công việc.

Dưới đây là 5 nhận định sai lầm về phần mềm KPI

·         Sai lầm 1: Coi phần mềm KPI là một phân hệ của phần mềm nhân sự. Trước tiên, phần mềm KPI không hoàn toàn là một bộ phận của phần mềm nhân sự mà cần hiểu như một công cụ quản lý thực hiện chiến lược – giúp doanh nghiệp cụ thể hóa chiến lược thành các mục tiêu có thể đo lường được. Như vậy phần mềm KPI phục vụ trước tiên cho công tác điều hành, sau mới phục vụ cho công tác quản lý.

·         Sai lầm 2: Coi phần mềm KPI như một phần mềm quản lý chức năng. Cần làm rõ phần mềm KPI cũng không phải là phần mềm quản lý các mảng công việc theo chức năng như marketing, kinh doanh hay sản xuất. Phần mềm KPI là một công cụ thu thập thông tin từ các phần mềm hoặc hệ thống quản lý các chức năng vận hành của doanh nghiệp, từ đó tính toán và thể hiện kết quả của các chỉ tiêu KPI dưới một định dạng đã quy định hoặc báo cáo tổng hợp (dashboard).

·         Sai lầm 3: Đòi hỏi phần mềm KPI phải ghi nhận trực tiếp kết quả hoạt động của các mảng chức năng. Cần hiểu phần mềm KPI, phần nào giống như Tableau của ô tô, không phải là phần mềm ghi nhận kết quả trực tiếp từ hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp, mà cần thông tin từ các hệ thống/phần mềm khác. Vì vậy, phần mềm KPI cần được kết nối/tích hợp với các cấu phần khác để có thể mang lại cho nhà điều hành báo cáo/dashboard cập nhật. Nếu không tích hợp, có thể dùng cơ chế import dữ liệu hoặc nhập trực tiếp. Tuy nhiên, trong dài hạn, phương thức này thường khó có thể vận hành tốt do tốn thời gian và công sức, ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố cá nhân, hoặc do sai số do nhập liệu nhiều lần.

·         Sai lầm 4: Xây dựng phần mềm KPI một cách độc lập, các chỉ tiêu được xây dựng trực tiếp mà thiếu nền tảng dữ liệu thành phần. Điều này khiến việc đo lường KPI gặp khó khăn, nhất là với các chỉ tiêu không thường xuyên xuất hiện ở bảng KPI. Phần mềm KPI cần được xây dựng trên nền tảng BI để giúp doanh nghiệp đảm bảo việc thu thập dữ liệu thường xuyên.

·         Sai lầm 5: Đánh giá KPI của cá nhân được thực hiện trực tiếp trên phần mềm nhân sự. Thực tế, kết quả thực hiện các chỉ tiêu KPI cá nhân được kết xuất từ phần mềm KPI ra hoặc chuyển sang phần mềm nhân sự để làm đầu vào cho việc đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên. Nói cách khác, phần mềm nhân sự chỉ kế thừa kết quả thực hiện công việc cá nhân từ phần mềm KPI.

Việc hiểu đúng về KPI và phần mềm KPI – một trong những cấu phần của phần mềm quản lý doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp có cách tiếp cận đúng đắn, và lựa chọn được nhà cung cấp phần mềm phù hợp. Phần mềm digiiKPI phiên bản 2.0 của OOC được xây dựng trên nền tảng BI, rút kinh nghiệm từ phiên bản 1.0 có thể giúp doanh nghiệp quản lý việc thực hiện chiến lược (từ thiết kế bản đồ chiến lược, KPI công ty, KPI bộ phận và KPI cá nhân đến việc theo dõi thực hiện, có hệ thống báo cáo/dashboard trực quan, sinh động) và kết nối với các module khác của phần mềm nhân sự như digiiHR – thông tin nhân sự để cung cấp thông tin cho việc quản lý hồ sơ và đánh giá hiệu quả công việc của nhân sự, phục vụ các nghiệp vụ quản lý nhân sự khác.

Nguồn: Công ty Giải pháp Công nghệ OOC

Công ty CP Giải pháp Công nghệ OOC

  • Hotline Hà Nội: 024 3553 7799 | 0963636066
  • Hotline HCM: 028 3925 3985
  • Email: ooc@ooc.vn
  • Facebook: https://www.facebook.com/oocdigiims
  • Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCJSHjeB_AQViZVDOy_biEQQ
  • Twitter: https://twitter.com/oocsolution