90% người dùng đồ công nghệ hiểu sai về 7nm, 10nm, và Intel đang phải khốn đốn vì điều đó

0
657

Thuật ngữ 7nm, 10nm không còn quá xa lạ đối với người dùng máy tính nhưng không phải ai cũng thật sự hiểu những con số này mang ý nghĩa gì. Thậm chí còn có những hiểu lầm cực kỳ tai hại và Intel chính là hãng hiểu thấu nỗi đau này nhất.  

Nội Dung

CPU tiến trình 7nm, 10nm là gì?

CPU được tạo ra bằng cách dùng hàng tỷ bóng bán dẫn nhỏ, cổng điện chuyển đổi để bật tắt để thực hiện tính toán. Cần phải có năng lượng để các bóng bán dẫn hoạt động và bóng bán dẫn càng nhỏ thì càng tiêu thụ ít năng lượng.

7nm, 10nm là các phép đo kích thước bóng bán dẫn, trong đó “nm” là viết tắt đơn nanomet – đơn vị đo độ dài cự nhỏ. Đây là thước đo chính xác nhất để đánh giá mức độ mạnh mẽ của CPU. 

Intel vẫn là ông lớn trong ngành sản xuất chip 
Intel vẫn là ông lớn trong ngành sản xuất chip

Tiến trình này đống một vai trò cực kỳ quan trọng trong cuộc đua công nghệ thông tin. Theo định luật Moore, số lượng bóng bán dẫn trên chip tăng gấp đôi mỗi năm trong khi đó chi phí lại giảm đi một nửa, có thể sử dụng lâu dài nhưng gần đây bị chậm lại. Nhìn vào những năm cuối 90 đầu 2000, kích thước bóng bán dẫn sẽ giảm xuống 1 nửa sau 2 năm, dẫn đến những cải tiến lớn.

Thế nhưng con số này ngày càng thu hẹp lại, cụ thể như bóng bán dẫn của Intel  kể từ năm 2014. Nhiều hãng sản xuất cũng sản xuất CPU mới này thu hẹp bóng bán dẫn trong suốt một thời gian dài.

Xem thêm: CPU Intel Core i9 10900KF (3.70GHz Turbo Up To 5.30GHz, 10 Nhân 20 Luồng, 20MB Cache, Comet Lake-S)

Lầm tưởng về 7nm, 10nm

Nhưng nếu vậy thì 7nm, 10nm là đại diện cho kích thước gì của con chip đó? Chiều dài, chiều rộng hay là chiều cao? Đây là điều mà nhiều người thường nhầm lẫn. 

Trên thực tế, số đo này là đại diện cho khoảng cách của “vết cắt” nhỏ nhất mà quy trình chế tạo chip có thể tạo ra trên bề mặt miếng bán dẫn. Còn kích thước thật sự của con chip này thì lớn hơn rất nhiều so với 7 hay 10nm. Kích thước này còn đại diện cho tiến trình công nghệ trong việc sản xuất chip.

Khi kích thước các bóng bán dẫn này càng ngày càng nhỏ thì sẽ giảm được chi phí sản xuất. Không những vậy còn tăng cường cường mật độ trên cùng kích thước, điều này có nghĩa là một chip có thể có nhiều lõi hơn. 

Intel và con chip 10nm 

Nếu theo như định ở nghĩa ở trên thì con chip 7nm sẽ là con chip tối ưu nhất. Điều này khá đúng vì hàng loạt các hãng công nghệ lớn như TSMC đã bắt tay vào việc sản xuất hàng loạt chip 7nm bằng tiến trình DUV (deep ultraviolet lithography) cho các khách hàng của mình:

  • Chip A12 Bionic của Apple
  • Chip Kirin 980 của Huawei
  • Chip Snapdragon 855 của Qualcomm

Trong khi đó một ông lớn như Intel lại chỉ trung thành với con chip 10nm, cho đến nay chỉ có duy nhất một sản phẩm là Core i3-8121U cho laptop. Tuyên bố này của hãng khiến cho nhiều người lo lắng liệu Intel có đang tụt lại phía sau so với các các hãng gia công chip về công nghệ bộ xử lý non trẻ khác. 

Tuy nhiên thực tế lại chứng minh điều hoàn toàn ngược lại. Khi so sánh mật độ bóng bán dẫn cho thấy, dù sử dụng tiến trình công nghệ 10nm nhưng chip Intel lại có mật độ vượt trội so với TSMC và Samsung. Nên người dùng của Intel hoàn toàn có thể yên tâm về hiệu năng chip của hãng. Dù sử dụng công nghệ 7nm, 10nm thì ông lớn cũng không bị thụt lùi. 

Tiến trình 7nm, 10nm đại diện cho sự mạnh mẽ của những CPU trong máy tính. Mặc dù vẫn sử dụng công nghệ 10nm nhưng Intel vẫn được coi là hãng sản xuất đi đầu trong cuộc đua công nghệ. Người dùng lâu năm hoàn toàn có thể tin tưởng vào chất lượng con chip của hãng. 

Xem thêm: CPU Intel Core i9 11900K: Tối ưu hiệu suất vận hành dựa vào AI

Xem thêm các tin tức khác tại https://moixemngay.com/