Cách quay video bài giảng, đào tạo dạy học chuyên nghiệp

1
5535

Cách quay video bài giảng là bài viết chuyên về Kinh nghiệm quay video đào tạo cực chất của chuyên gia video Marketing Vũ Trung Hiếu.

“Video bài giảng, đào tạo” được dùng trong kinh doanh khi bạn muốn giáo dục người tiêu dùng một vấn đề gì đó còn quá mới, lần đầu ra mắt hoặc chia sẻ một kinh nghiệm bí quyết gì đó đặc biệt, rất ít người biết để giúp khách hàng của bạn vượt qua khó khăn, đạt được điều mình muốn nhanh hơn.

Có thể bạn muốn tham khảo thêm Cách quay Video phỏng vấn khách hàng

Nội Dung

Cách làm Video Bài giảng, Đào tạo cực chất

Kinh nghiệm quay video bài giảng - Nhân vật thu hút
Kinh nghiệm quay video bài giảng – Nhân vật thu hút

Để quay Video bài giảng được chất lượng, đầu tiên bạn cần có một nhân vật thu hút sẽ chính là người chia sẻ nội dung trong Video hoặc đọc lời bình những lúc bạn đang chiếu hình ảnh minh họa. Video có “lời bình” thường hấp dẫn hơn gấp 5 lần so với bình thường vì người xem được mắt thấy tai nghe và phần nghe bổ sung cho phần nhìn nên Video sẽ phát huy được tối đa hiệu quả.

Nhân vật thu hút” này có thể là một chuyên gia trong lĩnh vực của bạn hoặc chính bản thân bạn nếu bạn là người rất giỏi về chuyên môn và tự tin nói chuyện trước ống kính. Đứng trước máy quay cũng là một kinh nghiệm rất thú vị và một khi đã quen rồi, có thể bạn sẽ bị nghiện. Đây cũng là lý do tại sao tôi có thể đứng quay hình trong 3 tháng liên tục, mặc dù thời gian đầu tôi cũng là người rất ngại máy quay, nói chuyện hay vấp váp và cũng không tự tin về ngoại hình lắm. Nhưng không sao, vượt qua được 1,2 lần quay hỏng, bạn sẽ quen dần và tiến bộ rất nhanh.

Một số kinh nghiệm quan trọng khi quay Video Bài giảng, Đào tạo

Dưới đây là một số kinh nghiệm quay Video bài giảng mà tôi tích lũy được trong quá trình làm việc của mình. Hãy lưu ý những kinh nghiệm quay Video bài giảng này vì rất có thể chúng sẽ hữu ích đối với bạn.

Luôn có thứ tự ưu tiên khi quay Video Bài giảng

Video bài giảng, đào tạo của bạn nên có trình tự nội dung như sau để người xem thu nạp được kiến thức nhiều nhất. Những gì bắt buộc “phải biết” các bạn nói trước, rồi đến những điều “nên biết” và cuối cùng là những điều “biết thì tốt” nếu như Video của bạn có nhiều thời gian.

Ví dụ, khi tôi chia sẻ nội dung về “cỡ cảnh” khi quay Video bằng điện thoại, mặc dù thực tế có nhiều hơn 3 cỡ cảnh chính nhưng vì tôi biết đối tượng khách hàng của tôi chủ yếu là doanh nhân, những người không phải dân chuyên nghiệp về quay phim nên tôi đã cắt bỏ hết đi những phần rườm rà phức tạp và chỉ giữ lại 3 cỡ cảnh chính mà thôi, số 3 cũng là con số dễ nhớ nhất trong đào tạo và đó chính là những điều “phải biết” được ưu tiên hàng đầu. Rồi đến khi có những buổi “Offline trực tiếp” có nhiều thời gian hơn tôi mới bắt đầu chia sẻ tới những điều “nên biết” và những điều “biết thì tốt” để người nghe nắm bắt được kiến thức một cách trọn vẹn.

Luôn giữ phong thái tự nhiên và tự tin khi quay

Luôn giữ phong thái tự nhiên và tự tin khi quay Video
Luôn giữ phong thái tự nhiên và tự tin khi quay Video

Nhìn trên màn hình là một khuôn mặt vô hồn thiếu sức sống thì bạn có muốn xem tiếp Video đó không? Chắc chắn là không, trừ khi là kiến thức người đó chia sẻ cực kỳ giá trị hoặc bạn chẳng còn sự lựa chọn nào khác ngoài cái ông vô hồn trên màn ảnh. Vì vậy, hãy tập cho mình một phong thái chia sẻ tự tin với nụ cười thường trực trên môi và giọng điệu tự nhiên nhưng cuốn hút.

Cách tập luyện giọng nói như sau, các bạn đọc thử đoạn văn sau đây nhé:

  • Khi cần nói đủ lớn, tôi nói đủ lớn
  • Khi cần nói to, tôi nói to
  • Khi cần nói nhỏ, tôi nói nhỏ
  • Khi cần nói nhanh, tôi nói nhanh
  • Khi cần nói chậm, tôi nói chậm…” (Lặp lại 2,3 lần)

Cứ tập luyện đều đặn với đoạn văn này, bạn sẽ thấy khả năng nói của mình được cải thiện đáng kể và đừng quên tập nó trước gương đi kèm với cử chỉ tay chân để phong thái của bạn thêm tự nhiên và thuần thục hơn nhé.

Của cho không bằng cách cho

Cùng một “Video bài giảng, đào tạo” nhưng cách đăng tải khác nhau sẽ thu về những kết quả khác nhau. Khi con người ta Khó đạt được điều gì đó họ sẽ có xu hướng trân trọng nó hơn. Vì vậy, mỗi khi chia sẻ kiến thức có giá trị, bạn chia sẻ dễ dàng quá là đang làm hại người xem, họ sẽ không mấy quan tâm đến Video bài giảng của bạn và làm như vậy, sẽ rất thiệt thòi cho họ.

Trước khi đăng tải Video đào tạo của bạn, bạn hãy đăng tải trước 1 đoạn Video ngắn giới thiệu những lợi ích nếu người xem xem hết Video phiên bản đầy đủ của bạn, họ sẽ đạt được điều gì, kiếm được tiền hay tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức? Thêm nữa, đừng quên giới hạn số lượng người được xem (mặc dù thực tế không phải như vậy) để tạo cảm giác “khan hiếm” một cảm giác sẽ khiến người xem trân trọng Video của bạn nhiều hơn.

Kết luận

Tuy nhiên, cuối cùng sẽ không có cách quay video bài giảng nào cứu được Video bài giảng, đào tạo của bạn nếu cách quay Video bài giảng, đào tạo là qua loa, lấy lệ và không có giá trị gì đặc biệt. Vì vậy, cách quay video bài giảng tốt nhất đối với bạn là hãy làm một Video tốt vượt mọi sự mong đợi và chúc các bạn luôn thành công với những dự định mới của mình nhé.

Trân trọng cảm ơn và hẹn gặp lại 🙂

Tác giả Vũ Trung Hiếu

Các bài viết khác tại chuyên mục Xã Hội

Để về trang chủ bấm vào đây